Bitcoin Cash là gì? Dự đoán tương lai của đồng BCH

Ra đời vào năm 2017, Bitcoin Cash đã khắc phục rất nhiều nhược điểm của Bitcoin. Vậy bạn có biết Bitcoin Cash là gì? Nó khác gì so với Bitcoin? Đồng coin BCH của dự án này có đáng để đầu tư hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bitcoin Cash (BCH) là gì?

Bitcoin Cash là hệ thống tiền điện tử ngang hàng (P2P) được phân tách trực tiếp từ mã nguồn Bitcoin. Nói cách khác, Bitcoin Cash là Blockchain được hard fork từ Bitcoin với một số tính năng được cải tiến hơn. Dự án còn có tên gọi là Bitcoin ABC (Adjustable Blocksize Cap).

Bitcoin Cash

Blockchain Bitcoin Cash có đồng tiền điện tử là BCH. Đây là một loại tiền điện tử phi tập trung mà chính phủ, ngân hàng trung ương, các tập đoàn tập trung khác không có quyền can thiệp (kiểm soát, kiểm duyệt giao dịch, thu giữ, đóng băng) vào.

Thông tin chi tiết về đồng BCH

  • Tên: BCH
  • Blockchain: Bitcoin Cash
  • Total Supply: 19.032.138 BCH
  • Circulating Supply: 19.032.137,50 BCH

Lịch sử ra đời Bitcoin Cash

Do kích thước khối bị giới hạn chỉ trong 1 MB, nên Blockchain của Bitcoin chỉ có thể xử lý từ 2 – 3 giao dịch mỗi giây. Trong khi đó, số lượng giao dịch trên mạng lưới Bitcoin ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn trầm trọng, có khi người dùng phải chờ đến vài ngày mới có thể hoàn thành giao dịch. Phí giao dịch cũng vì thế mà tăng cao.

lich su ra doi BCH

Trước thực trạng đó, các nhà phát triển Bitcoin đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau.

  • Một bên đưa ra giải pháp sử dụng công nghệ mới (SegWit2x)
  • Một bên lại cho rằng cần tăng dung lượng xử lý giao dịch…

Tuy nhiên, không có giải pháp nào được cộng đồng phát triển Bitcoin đồng thuận. Cuối cùng, vào năm 2017, một số nhà phát triển Bitcoin như Roger Ver (Giám đốc điều hành của Bitcoin.com), Jihan Wu (đồng sáng lập Bitmain) đã tạo ra Bitcoin Cash để khắc phục các nhược điểm của Bitcoin.

Sự khác nhau giữa Bitcoin và Bitcoin Cash

Nhìn chung, Bitcoin và Bitcoin Cash  khác nhau ở những điểm sau:

  • Kích thước khối: Bitcoin có kích thước khối là 1 MB. Tại thời điểm hiện tại Bitcoin Cash có kích thước khối là 32 MB và có thể mở rộng trong tương lai. 
  • Tốc độ xử lý giao dịch: Bitcoin có tốc độ xử lý giao dịch là 7 TPS. Trong khi đó, Bitcoin Cash có tốc độ xử lý giao dịch là 24 – 100 TPS. Sự chênh lệch về tốc độ giao dịch này là do sự khác biệt về kích thước khối tạo ra. Tốc độ giao dịch nhanh cũng làm cho BCH có chi phí giao dịch rẻ hơn Bitcoin.
  • Độ khó khai thác: Cứ sau 2016 khối, Bitcoin mới điều chỉnh độ khó khai thác. Còn Bitcoin Cash sử dụng thuật toán DAA để điều chỉnh độ khó sau mỗi khối. Vì thế, tốc độ đào sẽ nhanh hơn Bitcoin. Điều này giúp các thợ đào có lợi nhuận lớn hơn.
  • Tính năng Tokenization và hợp đồng thông minh: Bitcoin Cash được thiết kế thêm tính năng Tokenization và có thể triển khai các hợp đồng thông minh trên blockchain. Còn Bitcoin không có tính năng này. Tính năng Tokenization có thể hiểu là tính năng bảo mật tự động hóa mã số thẻ của mỗi khách hàng thành token.
  • Công nghệ chữ ký điện tử: Nếu như Bitcoin sử dụng sơ đồ ECDSA thì Bitcoin Cash sử dụng công nghệ Schnorr Signatures thay cho chữ ký điện tử. Theo đánh giá của các chuyên gia, sơ đồ của Bitcoin Cash đơn giản, có tính riêng tư, độ bảo mật và khả năng mở rộng hơn Bitcoin.

Bạn có thể quan sát bảng so sánh dưới đây để thấy rõ sự khác nhau giữa 2 đồng coin này.

Tiêu chí Bitcoin Bitcoin Cash
Thời gian ra đời 2009 2017
Nhà sáng lập Satoshi Nakamoto Jihan Wu, Roger Ver…
Thuật toán đồng thuận PoW, SHA-256 PoW, SHA-256
Kích thước khối 1MB 32 MB
Tốc độ xử lý giao dịch 7 TPS 24 – 100 TPS
Thời gian xử lý khối  10 phút Tối thiểu là 2 phút 30 giây
Số lượng giao dịch mỗi ngày 250.000  2.000.000 
Chi phí giao dịch Cao hơn Thấp hơn
Giải pháp mở rộng SegWit,  Lightning Network Tăng kích thước khối
Tính năng Tokenization Không
Độ khó khai thác Cao hơn Thấp hơn
Tốc độ đào Chậm hơn Nhanh hơn
Hợp đồng thông minh Đang trong quá trình triển khai Đã có
Công nghệ chữ ký điện tử Sơ đồ ECDSA Công nghệ Schnorr Signatures

Ứng dụng của đồng coin BCH

Là đồng coin chính thức của blockchain Bitcoin Cash, BCH được ứng dụng khá rộng rãi. Bạn có thể sử dụng đồng coin này trong các trường hợp sau:

  • Gửi và nhận tiền trên blockchain Bitcoin Cash: Bạn có thể gửi BCH cho người dùng khác hoặc nhận tiền từ họ mà không cần thông qua đơn vị trung gian. Quá trình này diễn ra nhanh chóng, ngay lập tức, không cần phải chờ đợi như cách gửi tiền truyền thống.
  • Làm phần thưởng: BCH được dùng làm phần thưởng cho người dùng mới, thợ đào tham gia xác thực và bảo vệ mạng lưới.
  • Trả phí giao dịch: Bạn có thể dùng BCH để trả phí cho các giao dịch trên blockchain Bitcoin Cash.
  • Đầu tư: Giá đồng BCH thường biến động trong thời gian ngắn. Vì thế, bạn có thể tranh thủ biến động này để đầu tư, mua bán chênh lệch kiếm lời.
  • Thanh toán ngoài đời thực: Bạn có thể dùng BCH để thanh toán hàng hóa, dịch vụ trong cuộc sống hoặc đóng góp vào quỹ từ thiện. Hiện nay, đã có một số sàn thương mại điện tử, siêu thị, cửa hàng, quỹ từ thiện chấp nhận BCH là phương thức thanh toán và đóng góp.

Dự đoán tương lai của BCH coin

Sự ra đời của BCH đã giúp khắc phục các nhược điểm của Bitcoin về tốc độ giao dịch, tính ổn định và sự bảo mật. So với Bitcoin, Bitcoin Cash nổi bật với 3 tính năng sau:

  • Kích thước khối lớn hơn: Bitcoin Cash có kích thước khối ban đầu là 8MB, sau đó tăng lên 32MB. Vì thế, tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng.
  • Sử dụng thuật toán Proof-of-work (PoW) và phương pháp tùy chỉnh độ khó đào Bitcoin Cash: Nhờ đó, tính phi tập trung và tính bảo mật mạng lưới được  đảm bảo và quá trình đào Bitcoin Cash nhanh hơn.
  • Thêm tính năng bảo vệ lặp lại (Replay Protection) và bảo vệ xóa sổ (Wipeout Protection): Điều này giúp Bitcoin Cash có khả năng bảo vệ tối ưu.

BCH coin

Xuất phát từ 3 tính năng này, Bitcoin Cash có thời gian giao dịch nhanh, độ ổn định và sự tin cậy cao, chi phí giao dịch thấp và công nghệ blockchain lớn mạnh. 

Tuy vậy, sự ra đời của Bitcoin Cash đã tạo ra một cuộc tranh luận lớn. Có người phản đối chỉ đi theo Bitcoin. Nhưng cũng có người ủng hộ vì những lợi ích và khả năng mà blockchain này có thể mang lại. Để có một cái nhìn khách quan nhất, chúng ta cần xét đến ưu và nhược điểm của blockchain Bitcoin Cash và BCH coin.

Ưu điểm:

  • BCH được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao ở các ưu điểm như tính bảo mật cao, không lạm phát, giao dịch mở.
  • Người dùng có thể kiểm soát toàn bộ số BCH coin mình có và gửi tiền miễn phí, không giới hạn trên toàn thế giới. 
  • Việc thanh toán bằng BCH coin ngày càng thuận tiện, giúp người dùng nhận được nhiều ưu đãi hơn.

Nhược điểm:

  • Độ nhận diện thương hiệu thấp, phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh, dễ bị tấn công 51%. 
  • Hạn chế về phí giao dịch, khối lượng giao dịch và khả năng sinh lời.

Nhìn chung, Bitcoin Cash được đánh giá cao hơn Bitcoin ở phí giao dịch rẻ, khối lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên, có thời điểm phí giao dịch BCH còn cao hơn cả Bitcoin. Cụ thể là vào tháng 2/2018, phí giao dịch của Bitcoin Cash cao hơn Bitcoin, nhưng khối lượng giao dịch lại cực kỳ thấp.

Bitcoin đang tiến tới nâng kích thước khối lên 2MB. Dù kích thước nhỏ hơn nhiều nhưng Bitcoin vẫn nhanh hơn Bitcoin Cash ở một vài thời điểm. Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, có lẽ số lượng người dùng Bitcoin Cash sẽ giảm.

Hơn nữa, khả năng sinh lời từ việc khai thác BCH có xu hướng sụt giảm. Bởi Bitcoin Cash đã cắt giảm một nửa phần thưởng khối (từ 12,5 BCH xuống 6,25 BCH). Vốn dĩ giá trị của BCH đã thấp hơn BTC rất nhiều. Nếu phần thưởng tiếp tục sụt giảm, không đạt được mức lợi nhuận mong muốn có thể các thợ đào BCH sẽ chuyển sang Bitcoin hay Bitcoin SV. Lý do là bởi Bitcoin Cash, Bitcoin, Bitcoin SV đều sử dụng thuật toán SHA-256 nên thợ đào hoàn toàn có thể di chuyển sang mạng lưới khác được.

Như vậy, có thể thấy dù đã thực hiện nhiều phương pháp, khách quan mà nói mạng Bitcoin vẫn chưa tăng được tốc độ giao dịch, khả năng mở rộng mạng. Đó là lý do vì sao Bitcoin hiện không được sử dụng như một mạng lưới thanh toán mà thay vào đó BTC được coin như một tài sản lưu trữ giá trị. Còn Bitcoin Cash tuy đã khắc phục được nhiều nhược điểm của Bitcoin nhưng còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. BCH vẫn đang kiên trì theo đuổi mục tiêu trở thành phương tiện thanh toán nhanh chóng tiện lợi và chưa có nhiều người tham gia Bitcoin Cash.

Để có thể thay thế được Bitcoin, thì Bitcoin Cash cần phải khắc phục những nhược điểm nêu trên. Hơn nữa, Bitcoin Cash cần phải có nhiều thợ đào hơn so với Bitcoin và cần có nhiều công ty chấp nhận thanh toán bằng BCH.

Kết luận

Qua trên có thể thấy Bitcoin Cash là một trong những blockchain được phân tách ra từ Bitcoin để khắc phục nhược điểm của blockchain này. Tuy vẫn còn tồn tại những nhược điểm  nhất định nhưng Bitcoin Cash và BCH coin đang dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường crypto. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ Bitcoin Cash là gì và có được quyết định đầu tư sáng suốt nhất. 

ADA coin là gì? Tìm hiểu dự án Cardano & đồng coin ADA

ADA coin là đồng tiền điện tử chính thức của Cardano – dự án Blockchain 3.0 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ thị trường. Nền tảng được đánh giá cao về tính phi tập trung, thời gian giao dịch nhanh, phí gas tối ưu, mức độ tương tác cao – những ưu điểm mà các nền tảng blockchain 2.0 chưa thể làm được. Vậy cụ thể Cardano là gì? ADA coin là gì? Sự xuất hiện của nền tảng có thật sự cần thiết và quan trọng? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây.

Cardano (ADA) là gì?

Dễ tắc nghẽn mạng và phí giao dịch quá cao là thực trạng chung của các blockchain “thế hệ thứ nhất” và “thế hệ thứ 2”. Điển hình có thể nhắc đến chính là Bitcoin và Ethereum. Điều này vô hình trung gây ra nhiều hạn chế cũng như mang lại những trải nghiệm không tốt cho cộng đồng.

Cardano la gi

Nhìn nhận được vấn đề ấy, Cardano đã được ra đời. Dự án được phát triển từ năm 2015 bởi nhóm các kỹ sư, nhà toán học, nhà khoa học và các chuyên gia kinh doanh đa ngành.

Cardano là dự án blockchain 3.0 hiếm hoi được xây dựng dựa trên các nghiên cứu chuyên sâu về mặt học thuật. Đồng thời, thuật toán chính được ứng dụng để phát triển nền tảng là Proof of Stake (Bằng chứng cổ phần) thay vì PoW – Proof of Work (Bằng chứng công việc). 

Với Cardano, người dùng vẫn có thể chuyển tiền thông qua P2P, xây dựng và phát triển ứng dụng phi tập trung (dApp) bằng smart contract, tạo mã thông báo tiền điện tử cũng như trò chơi mới… Tuy nhiên, khác với nền tảng blockchain 2.0, thực trạng tắc nghẽn mạng và phí giao dịch cao sẽ được khắc phục triệt để.

Đội ngũ sáng lập Cardano

Sau 2 năm nghiên cứu, dự án Cardano đã chính thức được ra mắt vào tháng 9/2017 bởi nhà đồng sáng lập Ethereum – Charles Hoskinson. Ở thời điểm hiện tại, dự án đang được phát triển bởi đội ngũ nhóm các kỹ sư, nhà toán học, nhà khoa học và chuyên gia kinh doanh đa ngành hàng đầu thế giới.

doi ngu sang lap cardano

Bên cạnh đó, chặng đường phát triển của Cardano còn có sự song hành của nhiều đơn vị uy tín. Điển hình như:

  • Cardano Foundation – Cơ quan tiêu chuẩn độc lập: Đơn vị có nhiệm vụ giám sát dự án, hỗ trợ cộng đồng người sở hữu ADA coin, tham gia trực tiếp làm việc với các cơ quan chức năng về những vấn đề liên quan tới pháp lý và thương mại.
  • Công ty Công nghệ Input Output Hong Kong (IOHK): Đây là công ty do chính ông Charles Hoskinson sáng lập. Trong dự án Cardano, đơn vị có nhiệm vụ xử lý các hoạt động phát triển giao thức tại nền tảng.
  • EMURGO – Công ty chuyên cung cấp các giải pháp cho các nền tảng blockchain: Đơn vị chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh và thực hiện đầu tư cho các dự án được xây dựng trên Cardano blockchain.

Dự án Cardano có gì nổi bật?

Hệ sinh thái Cardano thu hút đông đảo sự quan tâm của giới đầu tư crypto nhờ 6 đặc tính ưu việt sau:

1. Dự án được kiểm chứng theo khoa học

Cardano là “kết tinh” của các triết lý khoa học và quá trình nghiên cứu học thuật. Cụ thể, dự án được phát triển dựa trên các kết quả kiểm chứng về mặt toán học, tâm lý học hành vi và triết học kinh tế. Đây là ưu điểm độc nhất của dự án so với những nền tảng khác trong giới crypto. 

2. Sử dụng cơ chế đồng thuận mới PoS Ourboros

Thông lượng là nguyên nhân chính dẫn đến các hạn chế của blockchain thế hệ trước. Khi nền tảng càng có nhiều người tham gia thì số lượng giao dịch sẽ càng lớn. Lúc này, nền tảng cần phải có thông lượng đủ khủng để xử lý giao dịch một cách nhanh nhất nhằm tránh xảy ra tình trạng tắc nghẽn.

ada coin co gi noi bat

Nhìn nhận được “gốc gác” vấn đề, đội ngũ phát triển của Cardano đã quyết định sử dụng thuật toán đào PoS (Proof of Stake) có tên là Ouroboros. Cơ chế đồng thuận này đã giúp Cardano giải quyết được rất nhiều hạn chế. Cụ thể như:

  • Thứ nhất, Khuyến khích người nắm giữ ADA coin tham gia vào quá trình xác minh giao dịch. Nhờ vậy mà tính phi tập trung của mạng lưới được đề cao mạnh mẽ. 
  • Thứ hai, Ouroboros cung cấp phần thưởng cho những chủ sở hữu mã thông báo có sự đóng góp ADA của họ vào mạng và giúp đảm bảo sự đồng thuận của mạng.
  • Thứ ba, Quá trình giành quyền Verify Transaction (xác minh giao dịch) diễn ra nhanh chóng với phí gas thấp hơn rất nhiều so với Ethereum. Quá trình này được triển khai cụ thể như sau:

     – Cardano sẽ chọn ngẫu nhiên một node trong hệ thống để tham gia quá trình xác thực giao dịch và thêm block mới. Trong đó, người được lựa chọn sẽ chính là những người đang stake đồng ADA tại hệ thống. Số lượng ADA stake càng lớn thì khả năng được chọn tham gia xác minh giao dịch càng cao.

     – Sau khi hoạt động xác minh giao dịch được hoàn tất, node tham gia xác thực giao dịch và thêm block mới vào chuỗi khối sẽ nhận được ADA coin như một phần thưởng. Trong trường hợp, người xác thực không thực hiện xác minh giao dịch, họ sẽ mất quyền tạo ra block mới và phải đợi đến phiên khác để được chọn.

Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm trên, phương pháp này vẫn có nhược điểm. Cụ thể, cơ hội tham gia xác minh các giao dịch trên hệ thống đang dần chuyển hết cho những node sở hữu nhiều ADA.

3. Cấu trúc hai lớp riêng biệt

Cardano là blockchain lớn đầu tiên có cấu trúc nhiều lớp:

  • Lớp CSL (Lớp giải quyết): Đây là nơi chứa sổ cái các tài khoản, số dư và thông tin của các giao dịch đã được xác thực bởi thuật toán Ouroboros.
  • Lớp CCL (Lớp điện toán): Đây là nơi các ứng dụng chạy trên blockchain được thực thi thông qua các hoạt động của hợp đồng thông minh.

4. Smart contract được viết bằng Haskell

Cơ sở dữ liệu của Haskell – ngôn ngữ lập trình máy tính được hình thành vào năm 1990 sẽ giúp người dùng dễ dàng viết smart contract trên Cardano một cách nhanh chóng, đảm bảo và an toàn hơn. Cụ thể, người dùng có thể tận dụng các đoạn mã có sẵn, tái sử dụng code, tập trung vào việc xây dựng hệ thống mà không cần mất cả tuần trời để debug đi debug lại… 

5. Tạo cơ chế bỏ phiếu an toàn cho các chủ sở hữu ADA

Tất cả những người sở hữu đồng token ADA đều có thể tham gia bỏ phiếu thông qua máy tính hoặc thiết bị di động mà không lo tính bảo mật và quyền riêng tư bị xâm phạm.

Ngoài ra, các node phân tán phải đạt được sự đồng thuận thì mới có thể thêm phiếu bầu mới vào block. Bên cạnh đó, nền tảng còn tạo điều kiện để các chủ sở hữu ADA xác minh phiếu bầu sau khi bỏ phiếu và các phiếu bầu sẽ được lưu trữ bất biến tại hệ thống. Điều này giúp giảm thiểu khả năng gian lận, đảm bảo tính minh bạch cho quá trình bỏ phiếu.

Sau cùng, đề xuất nào nhận được nhiều biểu quyết nhất thì sẽ được áp dụng để sửa đổi nền tảng.

6. Ví Daedalus

Daedalus là ví riêng cho đồng tiền điện tử của Cardano – ADA coin. Chiếc ví này có nhiệm vụ:

  • Hỗ trợ người dùng kiểm soát số dư tài khoản của bản thân.
  • Giúp chủ sở hữu ADA tham gia vào hệ thống đặt cược Cardano nhằm kiếm thêm nhiều nguồn thu hấp dẫn từ nền tảng. Điển hình như: Nhận thưởng từ ADA uỷ quyền, từ hoạt động điều hành một nhóm đặt cược trong ví Daedalus… 

Lộ trình phát triển của Cardano

Ngay từ những ngày đầu phát triển, đội dự án Cardano đã đưa ra một lộ trình phát triển cụ thể thông qua 5 kỷ nguyên lần lượt là:

  • Byron – giai đoạn khởi đầu, phát hành đồng ADA và phát triển cộng đồng. 
  • Shelley – giai đoạn biến Cardano trở thành mạng lưới phi tập trung. 
  • Goguen – bắt đầu triển khai smart contract và khuyến khích các nhà phát triển xây dựng các dApp trên Cardano.
  • Bosho – tập trung về tối ưu khả năng mở rộng mạng lưới và khả năng tương tác với các blockchain khác trên Cardano. 
  • Voltaire – chuyển giao quyền quản trị mạng lưới cho cộng đồng. 

lo trinh phat trien cardano

Tại thời điểm 2021 – 2022, Cardano đang dần chuyển mình sang giai đoạn Goguen. Tuy nhiên mạng lưới đang phải đối mặt với hàng tá các khó khăn. 

Năm 2021, với Mainet Alonzo, Cardano đã có cho mình một cột mốc lịch sử đáng nhớ. Tuy nhiên, đây thật sự chưa phải là một cột mốc trọn vẹn như dự định ban đầu.

Tình trạng thiếu hụt dApp vẫn là hạn chế lớn đối với nền tảng. Mặc cho Hard Fork Alonzo đã chính thức được triển khai được khoảng 10 tuần nhưng vẫn không có nổi một dApp có thể hoạt động suôn sẻ trên mạng lưới. Thậm chí dApp đầu tiên SundaeSwap vốn rất được kỳ vọng cũng nhanh chóng bị lỗi chỉ sau 1 ngày ra mắt testnet.

Tuy nhiên, ông Charles Hoskinson đã kịp thời trấn an cộng đồng và có những chia sẻ chi tiết về các kế hoạch trong tương lai. Cụ thể, theo thông tin tại buổi phát sóng trực tiếp trên Youtube vào cuối năm 2021, lộ trình phát triển của Cardano từ năm 2022 – 2025 như sau:

  • Trong 3 năm tới, đội ngũ dự án sẽ tập trung vào giải quyết các thách thức khi số lượng người dùng tăng từ hàng triệu lên hàng tỷ. Bên cạnh đó, Roadmap 2025 sẽ thiên về phạm vi thị trường, vấn đề vĩ mô và các mối quan tâm xã hội trong tương lai.
  • Cấu trúc dự án mã nguồn mở giống Hyperledger cho Linux sẽ chính thức được hình thành trong năm 2022.
  • Cardano tiếp tục chuỗi hành trình mở rộng và phát triển tại Châu Phi. Tính đến thời điểm hiện tại (4/2022), Cardano đã ký thỏa thuận hợp tác với Tanzania để cung cấp cho người dân quyền truy cập vào xã hội, danh tính kỹ thuật số, trao quyền tài chính (đầu năm 2021) và đạt được thỏa thuận sơ bộ lớn đầu tiên của nền tảng với chính phủ Burundi (đầu tháng 11). Theo dự kiến, vào quý 2/2022, đội ngũ dự án đang có kế hoạch xây dựng một hệ thống điều hành tài chính để cung cấp cho người dân Châu Phi quyền truy cập vào các dịch vụ DeFi.
  • Đội ngũ làm việc cùng Cardano đang định lượng những thứ còn lại cho hệ thống quản trị Basho và Voltaire để chuẩn bị tích hợp cho kỷ nguyên công nghệ mới trên ADA nhằm đem đến nhiều sự thay đổi tích cực trên toàn cầu thông qua công nghệ blockchain. Nửa cuối năm 2022, đội ngũ sẽ triển khai tìm ra cách ghép tất cả các phần lại với nhau để có được một giao dịch tài chính vi mô từ đầu đến cuối trên Cardano.

ADA coin là gì?

ADA coin là đồng tiền mã hoá gốc của nền tảng Cardano. Nó bắt đầu ICO vào năm 2016 và chào sàn chính thức vào năm 2017 với nhiệm vụ giống như ETH đối với nền tảng Ethereum. Vào những ngày đầu, ADA coin được xây dựng với đơn vị nhỏ nhật là lovelace (1 ADA = 105 lovelace).

ada coin la gi

Thông tin chi tiết về đồng ADA

  • Tên: Cardano.
  • Ticker: ADA.
  • Blockchain: Cardano.
  • Tiêu chuẩn: Coin.
  • Tổng nguồn cung: 34.162.713.384 ADA.
  • Số lượng token đang lưu hành tại thời điểm viết bài (04/2022): 33.75B ADA.

Coin ADA dùng để làm gì?

Hiện, ADA coin đang được dùng để:

  • Thanh toán phí giao dịch, đặt cược… 
  • Staking nhận thưởng từ nền tảng Cardano hoặc stake nhận thưởng thông qua Binance Earn.

Trong tương lai, ADA coin sẽ còn có chức năng như một đồng token quản trị. Người sở hữu ADA sẽ có quyền tham gia đề xuất và bỏ phiếu cho các sửa đổi và cập nhật của nền tảng.

Dự đoán tương lai đồng ADA

Sẽ không “ngoa” khi cho rằng, Cardano là một cơ hội đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên tiềm năng của dự án là điều mà chúng ta cũng không thể phủ nhận. Để có thể đưa ra được quyết định đầu tư cuối cùng, bạn cần phải có lòng tin với dự án và phải chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu và theo dõi sát sao lộ trình phát triển của nền tảng. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của Cardano mà bạn có thể tham khảo.

Ưu điểm:

  • Công nghệ mới đã được kiểm chứng bởi các nghiên cứu khoa học và triết lý học thuật.
  • Đồng coin ADA có tính thanh khoản cao. Bạn dễ dàng mua bán ADA trên hầu hết các sàn giao dịch uy tín hiện nay. 
  • Cơ chế PoS thông minh khiến ADA luôn được staking. Từ đó đảm bảo nguồn cung lưu thông của ADA luôn lớn. 
  • Tổng nguồn cung được giới hạn giúp giảm thiểu rủi ro lạm phát.
  • Cardano được xây dựng bởi nhà đồng sáng lập của Ethereum, được “chống lưng” của nhiều đơn vị uy tín.
  • Đội ngũ dự án đang có kế hoạch phát triển thêm các ứng dụng DeFi, CNFT – những lĩnh vực đang và sẽ là xu hướng hot của thị trường crypto.
  • Thuật toán PoS giúp nền tảng thu hút được đông đảo sự quan tâm và tham gia của cộng đồng nhờ ưu thế tiết kiệm năng lượng – phí gas, thời gian giao dịch nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật. Điển hình, phí gas của Cardano thấp hơn rất nhiều so với Ethereum.

ada coin

Nhược điểm:

  • Cardano không có EVM (Ethereum Virtual Machine) – nền tảng dùng để viết smart contract khá phổ biến được nhiều chain sử dụng cho phép các developer phát triển ứng dụng. Do đó, khi các dev xây dựng ứng dụng trên Cardano thì chỉ có thể sử dụng trên Cardano và không thể sao chép chúng qua các chain khác. 
  • Dù đã có 7 năm nghiên cứu và phát triển nhưng tới thời điểm hiện tại (4/2022), DeFi và smart contract mới bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện tại Cardano. Bản Hard Fork Alonzo vẫn chưa thật sự hoàn thiện sẽ là những nhân tố khiến tình trạng thiếu hụt dApp ngày càng trầm trọng và tương lai của Cardano gặp nhiều hạn chế
  • Những dự định do đội ngũ Cardano vạch ra trong suốt những năm qua chưa có lấy một kế hoạch được hoàn thiện trọn vẹn. Điển hình là “trái bóng” Sundae Swap được bơm cực kỳ căng bởi rất nhiều sự kỳ vọng để rồi chỉ sau 1 ngày ra mắt, nó ngay lập tức phát nổ và liên tục gặp nhiều vấn đề như: Tắc nghẽn mạng, nền tảng bị lỗi, giao dịch không thành công… 

Kết luận

Hiện, Cardano đang nhận được về không ít sự hoài nghi từ cộng đồng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể biết trước được khi “Người khổng lồ” thật sự thức giấc thì điều gì có thể xảy ra. Mọi thứ đều có thể “thuyên chuyển”. Và dĩ nhiên sự thuyên chuyển này là không nhỏ đối với một dự án như Cardano.

Như vậy là chúng tôi đã vừa chia sẻ xong đến bạn đọc những thông tin chi cơ bản và nổi bật nhất của dự án. Mong rằng qua bài viết, mọi người đã hiểu hơn về tình hình thực tế của Cardano cũng như biết được ADA coin là gì. Từ đó có thêm tư liệu để nghiên cứu và đưa ra những phán đoán chính xác về tiềm năng của Cardano trong tương lai. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết. Chúc mọi người sẽ gặt hái được nhiều thành công với những quyết định đầu tư đúng đắn!

LIT coin là gì? Thông tin chi tiết về dự án Litentry (LIT)

lit coin

Lit coin là đồng token của Litentry - dự án kết hợp công nghệ Blockchain phục vụ cho việc xác thực danh tính, giúp người dùng quản lý và kiếm được lợi nhuận từ thông tin danh tính của mình. Vậy cụ thể, Lit coin là gì? Dự án Litentry có gì nổi bật? … [Continue reading]

Stop loss là gì? Cách đặt stop loss trên sàn Binance

stop loss la gi

Stop loss là một trong những lệnh quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ giao dịch nào. Điều này xuất phát từ việc thị trường biến động không ngừng và stop loss sẽ giúp trader giảm thiểu thua lỗ nếu không may thị trường đi ngược hướng kỳ vọng. Vậy cụ … [Continue reading]

Bilaxy là gì? Đánh giá sàn giao dịch Bilaxy chi tiết

Bilaxy la gi

Ngoài những cái tên lớn như Binance, Coinbase thì sàn Bilaxy cũng là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử có số lượng người chơi đông đảo. Để giúp mọi người hiểu rõ Bilaxy là gì? Sàn Bilaxy có uy tín hay không? Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ … [Continue reading]

Satoshi là gì? 1 Bitcoin (BTC) bằng bao nhiêu Satoshi?

Satoshi là gì?

Satoshi được biết đến là một đơn vị tiền tệ nhỏ nhất của Bitcoin. Tính đến thời điểm hiện nay, không có đồng tiền mã hóa nào được chấp nhận rộng rãi bằng BTC. Vậy cụ thể Satoshi là gì? 1 BTC bằng bao nhiêu Satoshi? 1 Satoshi bằng bao nhiêu VND? Hãy … [Continue reading]

Chỉ báo OBV là gì? Công thức & cách sử dụng OBV hiệu quả

Chi bao OBV la gi?

Trong giao dịch Forex việc sử dụng các chỉ báo để phân tích kỹ thuật là điều không thể thiếu. Trong số đó có chỉ báo OBV được ưa chuộng hơn cả. Bởi công cụ này sẽ giúp các trader xác định được áp lực mua bán. Từ đó tìm ra điểm đặt lệnh hợp lý. Vậy … [Continue reading]

Top 10 nhà hàng ăn tối ngon ở Hà Nội “đắt khách bậc nhất”

Nha hang an toi ngon o Ha Noi

Những nhà hàng ăn tối ngon ở Hà Nội không chỉ sở hữu không gian lãng mạn, view đẹp của thành phố về đêm mà còn phải có thực đơn phong phú với nhiều món ngon hấp dẫn. Để không làm mất quá nhiều thời gian, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ gợi ý cho … [Continue reading]

F&B (Food and Beverage) là gì? Vai trò F&B trong nhà hàng, khách sạn

Food and Beverage

Trong kinh doanh nhà hàng, khách sạn, F&B mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận cao cho các chủ đầu tư. Bạn cũng đang học tập và làm việc trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, vậy bạn đã hiểu rõ về khái niệm f&b là gì hay chưa? Nếu chưa thì đừng … [Continue reading]

Cách tính cost món ăn phổ biến hiện nay cho nhà hàng

Cach tinh Foos Cost mon an nha hang

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, mục đích cuối cùng cũng là thu lại lợi nhuận nhất định cho nhà hàng. Như vậy yêu cầu đặt ra người đứng đầu nhà hàng phải tính toán được khoản chi phí hợp lý. Phương pháp này còn gọi là tính cost món ăn. Vậy cách tính … [Continue reading]