Hình thức đi vay nợ từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính uy tín là một sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu nhằm gia tăng nguồn vốn. Trong rất nhiều trường hợp, người đi vay lựa chọn đáo hạn ngân hàng cho khoản vay của mình. Vậy, đáo hạn ngân hàng là gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện đáo hạn ngân hàng hiện nay?
Hãy cùng bokisevendials.com tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Đáo hạn ngân hàng là gì?
“Đáo hạn” là cụm từ chỉ thời điểm cuối cùng của một khoản vay nợ.
“Đáo hạn ngân hàng” hay còn gọi là “tái vay vốn”: là một loại dịch vụ được cung cấp bởi hầu hết các ngân hàng. Theo đó, người đi vay được phép gia hạn, kéo dài thêm thời gian để thanh toán khoản vay của mình.
Với dịch vụ này, khách hàng sẽ không bị liệt vào danh sách nợ xấu trên hệ thống các ngân hàng. Đồng thời, có thêm thời gian để trả khoản nợ của mình.
Ví dụ về đáo hạn ngân hàng đối với khoản vay:
Công ty B vay ngân hàng 1 tỷ đồng để gia tăng nguồn vốn kinh doanh vào ngày 01/06/2021 với thời hạn 1 năm, lãi suất 6.5%/năm.
Đến ngày 01/06/2022 là thời hạn cuối cùng để trả nợ cho khoản vay trên. Tuy nhiên, công ty A chưa có đủ khả năng thanh toán khoản nợ. Công ty A sẽ cần đến ngân hàng, làm các thủ tục để đáo hạn ngân hàng đối với khoản vay của mình. Sau khi thực hiện dịch vụ, công ty A đã có khoản vay mới với thời hạn trả nợ mới.
Trên thực tế, đáo hạn ngân hàng không chỉ được áp dụng với các khoản nợ, mà còn có thể sử dụng trong các trường hợp gửi tiền tiết kiệm. Khi khoản tiền gửi của bạn đã đến hạn, bạn cần ra ngân hàng để tất toán tài khoản tiết kiệm của mình (hay còn gọi là đáo hạn). Nếu qua thời gian này mà khoản tiền gửi chưa được tất toán, hệ thống các ngân hàng sẽ mặc định khoản tiết kiệm sẽ tiếp tục được gia hạn thêm thời gian.
Các hình thức đáo hạn phổ biến hiện nay
Hiện nay, các ngân hàng áp dụng rất nhiều các hình thức đáo hạn để gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng như:
1. Đáo hạn tại chỗ
Đáo hạn tại chỗ là hình thức người đi vay thực hiện đáo hạn tại chính ngân hàng mà mình đang vay. Có nghĩa là khách hàng sẽ được tạo một khoản vay mới dựa trên khoản vay cũ và tài sản thế chấp.
2. Đáo hạn chuyển vùng
Bằng cách này, ngân hàng sẽ chuyển khoản vay của bạn sang một ngân hàng khác. Thông thường, hợp đồng tín dụng của bạn sẽ được chuyển sang một ngân hàng với mức lãi suất và thời hạn vay tốt hơn, có nhiều ưu đãi hơn.
3. Vay ứng trước để mua tài sản và thế chấp vào ngân hàng
Đây là một hình thức khá phổ biến hiện nay khi người đi vay có nhu cầu mua nhà, oto, đất và các tài sản có giá trị khác. Theo đó, người đi vay sẽ đi vay tiền để thanh toán cho chủ đầu tư, các cơ sở kinh doanh, và dùng chính tài sản đó để thế chấp lại cho ngân hàng.
Tùy vào giá trị tài sản và bộ hồ sơ của bạn mà ngân hàng sẽ định giá tài sản và cung cấp tối đa hạn mức cho vay.
Hình thức này còn được gọi là “Vay thế chấp”
4. Vay bên ngoài chuyển vào ngân hàng
Với hình thức này, khách hàng sẽ ký một hợp đồng vay vốn ở bên ngoài. Khoản tiền sau khi được giải ngân từ hợp đồng đó sẽ được chuyển thẳng vào ngân hàng- nơi bạn đang có khoản nợ đã đến ngày đáo hạn.
Sau khi hoàn tất thanh toán khoản nợ với ngân hàng. Bạn tiếp tục vay lại từ ngân hàng một khoản vay mới để thanh toán với tổ chức vay tiền bên ngoài.
Hình thức này còn được gọi là “vay tiền đảo nợ”
Thời điểm nào cần đáo hạn ngân hàng
Vào ngày kết thúc hợp đồng, các bạn cần phải tiến hành thủ tục để đáo hạn ngân hàng. Kể cả đối với khoản vay hay khoản gửi tiết kiệm.
Mục đích:
- Đối với khoản vay: bạn sẽ không bị liệt vào danh sách nợ xấu trên hệ thống CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam)
- Đối với khoản gửi tiết kiệm: Trong trường hợp đến thời điểm rút tiết kiệm mà người gửi không đến tất toán khoản tiền gửi tự động tái gửi, lãi suất sẽ bị tính vào thời điểm gia hạn khoản tiền gửi.
Thủ tục, hồ sơ đáo hạn ngân hàng
Ở mỗi ngân hàng, thủ tục đáo hạn sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, bộ hồ sơ sẽ bao gồm:
- Giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân/ CMND (còn hiệu lực); sổ hộ khẩu
- Giấy đăng ký kết hôn (trong trường hợp đã kết hôn)
- Hồ sơ vay ngân hàng (bản sao).
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp như sổ đỏ, giấy tờ đăng ký xe ô tô… (bản sao)
- Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay.
- Giấy ghi nợ.
Trong trường hợp, khách hàng là chủ doanh nghiệp thì cần bổ sung thêm
- Giấy đăng ký kinh doanh (đã hoạt động tối thiểu 2 năm)
- Dấu của doanh nghiệp
- Giấy phép thành lập
Lưu ý khi đáo hạn ngân hàng
Đáo hạn ngân hàng là một trong những dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho người đi vay. Tuy nhiên, để thực hiện đáo hạn ngân hàng, người đi vay cần phải lưu ý một số điểm như sau:
- Có nhiều hình thức đáo hạn, tùy theo nhu cầu và khả năng của bạn để lựa chọn được hình thức phù hợp
- Trong trường hợp đi vay tiền đảo nợ từ tổ chức tín dụng bên ngoài các bạn cần phải tìm hiểu và lựa chọn tổ chức, đơn vị có uy tín. Tránh trường hợp vay lãi cao từ các quỹ tín dụng đen để thực hiện đảo nợ.
- Tìm hiểu kỹ về thủ tục, hồ sơ đáo hạn để không mất thời gian chuẩn bị, dẫn đến phát sinh chi phí khác.
Kết luận
Đáo hạn là một hình thức dịch vụ hỗ trợ người đi vay khá phổ biến và được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Khi sử dụng dịch vụ này, người đi vay sẽ không bị liệt vào danh sách nợ xấu, đồng thời, tái sử dụng được nguồn vốn đó cho các hoạt động kinh doanh.
Để có thể tận dụng được dịch vụ này một cách tối ưu và hiệu quả nhất, người đi vay cần phải tìm hiểu và nắm rõ được các thông tin như đáo hạn ngân hàng là gì, đáo hạn có những hình thức nào cũng như bộ hồ sơ, thủ tục để tiến hành đáo hạn.
Chúc các bạn thành công!
Phản hồi gần đây